Hẹp bao quy đầu là tình trang khá phổ biến ở trẻ hiện nay tuy nhiên các bậc cha mẹ cần phải tìm hiểu kỹ về chứng này của trẻ để có những biện pháp kịp thời cũng như hợp lý
Nhiều cha mẹ khi thấy con bị hẹp bao quy đầu thì lo lắng nên cho con đi cắt sớm dẫn đến những biến chứng sau này. Nhưng nếu để quá lâu thì bé dễ dẫn đến nhiều vấn đề về viêm nhiễm bao quy đâu. Trẻ dưới 1 tuổi không nên điều trị hẹp bao quy đầu. Với trẻ trên 3 tuổi vẫn có biểu hiện hẹp bao quy đầu thì bố mẹ cần cho bé đi thăm khám
Nội dung
Hẹp bao quy đầu là gì?
Bao quy đầu là bao da mỏng bọc phía ngoài của quy đầu dương vật, gồm hai lớp da. Bên trong 2 lớp da này, các mô liên kết gồm nhiều sợi chun giãn, đàn hồi giúp bao quy đầu lộn ra, lộn vào một cách dễ dàng. Khi bé trai đến tuổi dậy thì, bao quy đầu thường tự lộn ra ngoài.
Biểu hiện khi trẻ bị hẹp bao quy đầu
- Bao quy đầu của trẻ không thể kéo lên đến cổ dương vật.
- Khi đi tiểu, trẻ hay rặn. Tia nước tiểu yếu.
- Trẻ bị nhiễm trùng tiểu tái phát.
Nguyên nhân trẻ bị hẹp bao quy đầu
Hẹp bao quy đầu ở bé trai chia làm hai loại là hẹp sinh lý và hẹp bệnh lý.
Hẹp bao quy đầu sinh lý
Trong trường hợp hẹp sinh lý thì bao quy đầu dính với quy đầu một cách tự nhiên để bảo vệ quy đầu và lỗ tiểu của bé khi mới sinh. 96% các bé trai đều bị hẹp bao quy đầu sinh lý. Tỉ lệ này sẽ giảm dần khi bé lớn lên. Chỉ có 10% các bé trai 3 tuổi bị hẹp bao quy đầu và đến 16 tuổi tỉ lệ giảm xuống không tới 1%.
Trong vòng 3 năm đầu tiên, dương vật của bé sẽ to dần lên, lớp da trên bề mặt sẽ bong ra, tích tụ thành chất bợn nằm dưới bao quy đầu. Chất bợn này có tác dụng giúp bao quy đầu tách khỏi quy đầu và tuột hẳn ra. Vì vậy bố mẹ không cần quá lo lắng khi bé bị hẹp bao quy đầu sinh lý.
Hẹp bao quy đầu bệnh lý
Trong trường hợp hẹp bao quy đầu bệnh lý, bé sẽ có sẹo xơ ở chỏm bao, xuất hiện do viêm nhiễm hoặc do tác động quá mạnh để nong bao quy đầu.
Hẹp bao quy đầu bệnh lý có thể do lỗi của bố mẹ quá nóng vội cho bé đi nong hoặc cắt bao quy đầu quá sớm. Viêm hoặc nhiễm trùng da quy đầu hoặc đầu dương vật cũng có thể dẫn tới tình trạng hẹp bao quy đầu ở bé trai. Đôi khi nó là hậu quả của việc vệ sinh kém.
Cách điều trị khi trẻ bị hẹp baop quy đầu
Bố mẹ có thể cho bé đi khám khi phát hiện bé bị hẹp bao quy đầu để xác định bé bị hẹp sinh lý hay hẹp tự nhiên.
Trong trường hợp bé bị hẹp bao quy đầu sinh lý, bố mẹ không cần quá lo lắng. Đa phần các trường hợp hẹp bao quy đầu sinh lý không cần điều trị. Bệnh sẽ tự khỏi khi bé lớn lên. Nếu trên 1 tuổi bé vẫn bị hẹp bao quy đầu, bố mẹ có thể dùng thuốc Betamethason ngày 1 lần giúp làm mềm da quy đầu rồi dần dần nong bao quy đầu để bao quy đầu tuột ra. Bôi thuốc trong 1 tháng sẽ giúp điều trị dứt điểm. Thời gian bôi thuốc lí tưởng là sau khi tắm buổi chiều.
Trong trường hợp bé bị hẹp bao quy đầu kèm theo bị viêm và có vấn đề khi tiểu (tiểu phải rặn, tiểu khó, bao quy đàu sưng phồng khi tiểu, tiểu lệch, vẹo) thì bố mẹ nên cho bé đi khám bác sĩ. Chỉ có bác sĩ mới có thể ra quyết định có nên nong hoặc cắt bao quy đầu cho bé hay không. Bố mẹ không tự ý thực hiện các can thiệp này nếu không có sự chỉ dẫn của bác sĩ.
Trẻ dưới 1 tuổi không nên điều trị hẹp bao quy đầu. Với trẻ trên 3 tuổi vẫn có biểu hiện hẹp bao quy đầu thì bố mẹ cần cho bé đi thăm khám.
– Hẹp bao quy đầu nếu không có vấn đề gì sẽ tự khỏi bởi vậy bố mẹ chỉ cần đưa con đi khám khi quy đầu quá dài, quá hẹp, đái phồng, cặn bẩn, viêm nhiễm.
– Khi trẻ từ 1-3 tuổi, bố mẹ có thể bôi thuốc Betamethason và tham vấn bác sĩ. Còn đối với trẻ trên 3 tuổi, bố mẹ cần phải cho con đi khám ngay bởi lúc này nguy cơ trẻ bị hẹp bao quy đầu bệnh lý.