Tinh dầu oải hương ngày càng được biết đến rộng rãi và sử dụng phổ biến hiện nay. Không chỉ bởi hương thơm nhẹ nhàng, quyến rũ, tinh dầu Oải hương còn có nhiều công dụng tuyệt vời cho sức khỏe và chăm sóc sắc đẹp. Vậy tinh dầu oải hương là gì? Công dụng của tinh dầu oải hương như thế nào? Mọi thắc mắc sẽ được giải đáp trong bài viết này nhé.
Nội dung
Tinh dầu oải hương là gì?
Tinh dầu oải hương (Lavender oil) được chiết xuất từ hoa oải hương bằng phương pháp chưng cất cuốn hơi nước. Thành phần phức tạp với hơn 150 hoạt chất. Trong đó hoạt chất chủ yếu là linalyl acetate, terpinen-4-ol, camphor và linalool (là 1 loại rượu terpene không gây độc hại, có tính kháng khuẩn tự nhiên). Các thành phần còn lại trong tinh dầu oải hương : cis-ocimene, lavandulyl acetate, 1,8-cineole, geraniol và limonene có tác dụng kháng khuẩn, virut, chống viêm nhiễm.
Tinh dầu oải hương có màu vàng nhạt đến hơi xanh trong, có mùi hương thoảng hắc nhẹ, đậm hương hoa, lá, gỗ, nồng nàn và hơi ngọt.
Công dụng của tinh dầu oải hương
1. Giảm căng thẳng, stress
Một trong số những công dụng không thể không nhắc đến của tinh dầu oải hương là khả năng giảm stress, căng thẳng, giúp người sử dụng thoải mái, thư giãn.
Tinh dầu hoa oải hương giúp giảm căng thẳng, stress hiệu quả Nhờ có mùi hương thơm ngát đặc biệt, tinh dầu oải hương có hiệu quả trong việc điều trị các bệnh thần kinh như rối loạn lo âu tổng quát mà không để lại bất cứ tác dụng phụ nào (xem thêm về nghiên cứu tại đây). Bạn có thể sử dụng tinh dầu oải hương với đèn xông tinh dầu hoặc máy khuếch tán tinh dầu để giúp cho không gian sống và làm việc luôn thơm ngát, thư thái nhé.
2. Giúp ngủ ngon và sâu
Mùi hương từ tinh dầu oải hương giúp thư giãn tinh thần, dễ dàng đi vào giấc ngủ hơn.
Nhỏ 3-4 giọt tinh dầu oải hương lên chăn gối của bạn, mùi thơm hoa oải hương sẽ lan tỏa xung quanh phòng bạn giúp bạn cảm thấy thoải mái, dễ chịu và dễ dàng đi vào giấc ngủ. Hoặc có thể sử dụng máy khuyếch tán tinh dầu trong phòng ngủ.
3. Hỗ trợ điều trị vết bỏng, vết côn trùng cắn
Tinh dầu oải hương đã được sử dụng trong nhiều thế kỷ để kháng khuẩn, kháng nấm và hỗ trợ điều trị các vết bỏng, vết côn trùng cắn (xem thêm về nghiên cứu tại đây). Tinh dầu oải hương giúp các vết bỏng, vết côn trùng cắn trên da nhanh lành và không để lại sẹo. Bạn có thể pha loãng tinh dầu oải hương với dầu nền (dầu hạnh nhân, dầu oliu, dầu jojoba…) rồi thoa lên các vị trí da bị thương, tinh dầu sẽ khiến các vết bỏng, vết côn trùng cắn nhanh chóng hồi phục.
4. Hỗ trợ đều trị mụn
Nhờ vào đặc tính kháng viêm, kháng khuẩn, tinh dầu oải hương có tác dụng hiệu quả trong việc làm dịu làn da bị kích ứng, tiêu diệt mụn trứng cá chính là nhờ đặc tính kháng khuẩn, kháng viêm
Khi thấy da nổi lên những nốt mụn, hãy dùng bông tăm chấm tinh dầu oải hương rồi bôi lên các nốt mụn, nhờ khả năng kháng khuẩn của tinh dầu, nốt mụn sẽ nhanh chín và chồi nhân ra khỏi làn da của bạn mà không để lại vết thâm mụn.
Hoặc pha loãng khoảng 3 giọt tinh dầu oải hương vào nước ấm rồi trùm khăn lên xông hơi mặt để làm dịu làn da bị kích ứng và bị mụn, vừa giúp làm sạch lỗ chân lông tận sâu bên trong. Nên thực hiện 2-3 lần 1 tuần để làn da luôn khỏe, ngăn ngừa việc quay lại của mụn.
5. Khắc phục tình trạng da bị cháy nắng
Da bị cháy nắng mỗi khi đi biển hoặc làm việc ngoài môi trường nắng gắt có thể khiến chúng ta bị đau rát, bỏng nhẹ cho đến nặng rất khó chịu.
Các vết cháy nắng đau rát, khó chịu sẽ giảm bớt phần nào sau khi thoa tinh dầu oải hương Để giảm đi tình trạng này, bạn hãy sử dụng tinh dầu oải hương pha với dầu nền (dầu hạnh nhân, dầu jojoba, dầu oliu…) rồi thoa lên khu vực da bị cháy nắng, cơn đau rát khó chịu sẽ không còn nữa và cơ thể bạn sẽ nhanh chóng tái tạo lớp da mới.
6. Khắc phục tình trạng da khô, nứt nẻ
Thông thường mỗi khi mùa đông về, làm cho không khí trở nên hanh khô, khiến cho da trở nên nứt nẻ, hoặc mùa gió cũng khiến cho da của chúng ta bị mất nước và trở nên thô ráp, bóng tróc… ngoài việc tác động của môi trường thì việc tiếp xúc với bụi, khói, hút thuốc lá … cũng sẽ khiến cho da trở nên khô, mất nước, làm mất đi độ mềm mại, dẫn đến nứt nẻ, đau, rát, nếu nghiêm trọng có thể dẫn đến việc bị chảy máu
Để khắc phục vấn đề này chúng ta chỉ cần sử dụng tinh dầu từ oải hương bôi lên các vị trí da bị khô, nứt nẻ. Oải hương sẽ giúp cho da trở nên mềm mại, tránh bị sự tấn công của vi khuẩn.
7. Điều trị gàu và kích thích mọc tóc
Một nghiên cứu trên chuột đã cho thấy, tinh dầu oải hương có công dụng hiệu quả trong việc kích thích tóc phát triển, trị gàu, giúp da đầu khỏe mạnh hơn. Bạn hãy nhỏ vài giọt tinh dầu oải hương vào dầu gội đầu mỗi khi gội đầu, tình trạng gàu sẽ sớm được cải thiện và mái tóc bạn sẽ bóng khỏe hơn rất nhiều.
8. Chống buồn nôn, say tàu xe.
Việc di chuyển bằng các phương tiện tàu xe là điều thường xuyên trong cuộc sống hàng ngày, nhưng đối với một số người thì đây là điều cực kỳ khó khăn, khi cơ thể bị say tàu xe khiến cho cơ bị mệt mỏi, căng thẳng, rất khó chịu.
Thấm tinh dầu oải hương vào bông gòn đặt trong xe hoặc xoa tinh dầu dưới lưỡi và xung quanh rốn, vị trí sau tai để mùi hương của oải hương giữ đầu óc bạn thư thái, không mệt mỏi và giảm bớt cảm giác buồn nôn.
9. Hỗ trợ điều trị các bệnh đường hô hấp
Các bệnh đường hô hấp như viêm mũi dị ứng, hắt xì hơi, chảy nước mũi… và nhiều triệu chứng khác có thể khiến cơ thể bạn mệt mỏi. Để khắc phục tình trạng này mà không cần dùng đến thuốc, bạn hãy thử áp dụng một liệu pháp tự nhiên là sử dụng tinh dầu oải hương. Tinh dầu oải hương giúp giảm nhanh các triệu chứng khó chịu đường hô hấp như hắt hơi, sổ mũi, chảy nước mũi… mà không cần sử dụng thuốc tây.
Bằng cách nhỏ 2 – 3 giọt tinh dầu oải hương ra lòng bàn tay rồi hít thở từng hơi thật sâu, tinh dầu oải hương đi vào đường hô hấp sẽ tiêu diệt vi khuẩn, virus, giúp cho bạn dễ chịu hơn phần nào.
Những lưu ý khi sử dụng tinh dầu hoa oải hương
- Không nên lạm dụng việc sử dụng tinh dầu hoa oải hương, mỗi lần sử dụng chỉ nên dùng với lượng vừa đủ.
- Nếu cơ thể xuất hiện các tình trạng bất thường như phát ban, nổi mề đay, viêm da hay làm tình trạng da trở nên nghiêm trọng hơn, thì hãy dừng ngay việc sử dụng và tìm đến bác sĩ da liễu ngay.
- Tuyệt đối không để tinh dầu oải hương dính vào mắt vì có thể gây hại cho mắt.
- Phụ nữ có thai hoặc cho con bú, đang sử dụng bất kỳ loại thuốc nào, hay dị ứng với bất kỳ các loại thảo mộc thì nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.
Trên đây là những thông tin về công dụng của tinh dầu oải hương mà mình đã chia sẻ. Hy vọng qua bài viết này các bạn có thể hiểu thêm về loại tinh dầu này từ đó có thể sử dụng một cách hợp lý để đạt hiệu quả nhất.
1 Comment