Chúng ta đã không còn quá xa lạ với cây định lăng với lá thường làm rau sống và ăn kèm các món nem, gỏi. Công dụng của cây đinh lăng còn rất nhiều đặc biệt trong việc sử dụng các thành phần của cây để làm những bài thuốc trị bệnh rất hiệu quả. Bài viết dưới đây sẽ cho bạn đọc biết thêm nhiều về tác dụng của cây đinh lăng đối với sức khỏe con người.
Nội dung
Cây đinh lăng là loại cây gì?
Trong y học cổ truyền cũng như trong dân gian, cây đinh lăng còn được gọi là cây gỏi cá hoặc sâm nam dương. Còn theo khoa học hiện đại, cây đinh nam có danh pháp là Polyscias fruticosa L. Harras họ Nhan sâm – Araliaceac. Danh y nổi tiếng của Việt Nam đã từng ví cây đinh lăng như “cây sâm của người nghèo” bởi những tác dụng mà nó mang lại.
Đặc điểm nhận dạng của cây đinh lăng
- Đinh lăng là loại cây thân gỗ, lá nhỏ, cao từ 1 đến 1,5m.
- Lá đinh lăng là lá kép, mọc so le nhau. Mỗi lá đinh lăng xẻ làm 3 lần, mép có hình giống răng cưa.
- Hoa đinh lăng mọc thành từng chùm ở đầu cảnh, màu xanh xám. Hoa đinh lăng nở vào từ tháng 4 đến tháng 7 hàng năm.
- Quả đinh lăng dẹt, nhỏ .
Phân bố và cách thu hoạch cây đinh lăng
Đinh lăng là loại cây có sức sống mãnh liệt, loại cây này mọc hoang dại chủ yếu tại các tỉnh miền núi của nước ta, những nơi có khí hậu mát mẻ cẳng hạn như Yên Bái, Lào Cai hoặc các tỉnh ven biên giới với Trung Quốc. Nhận thấy đây là loại cây có giá trị cao về kinh tế thì nên nhiều nông dân trồng rộng rãi khắp nơi trên cả nước
Trước đây người ta thường chỉ thu hoạch lá đinh lăng để làm noi như một loại rau gia vị, gần đây thì người ta thu hoạch cả rễ cây bằng cách đào lên rửa sạch và phơi khô
Thành phần dược liệu của cây đinh lăng
Nhựa trong thân và rễ (củ) đinh lăng có các alcaloit, glucoside, saponin, tannin, flavonoid, vitamin B1 các axit amin tối cần thiết trong đó có lysin, cystein và methionin…và một số chất vi lượng khác.
Phân loại cây đinh lăng
Trên thế giới, chi đinh lăng có rất nhiều loài khác nhau, trong đó được tìm thấy phổ biến nhất là những loại sau:
- Đinh lăng lá nhỏ (sâm Nam Dương): là loại phổ biến nhất ở Việt Nam, cũng là loại cây sẽ được tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
- Đinh lăng lá to hay còn gọi là đinh lăng ráng, đinh lăng tẻ: Đặc điểm lá to và dày hơn nhiều so với đinh lăng lá nhỏ.
- Đinh lăng đĩa: Lá to tròn, dày, mép lá có các vết giống hình răng cưa.
- Đinh lăng lá răng: lá nở to, tách thành 3-4 múi. Cây này thường được trồng làm cây cảnh để bàn làm việc.
- Đinh lăng lá tròn: lá to, dạng vỏ hến, lá xen kẽ giữa 2 màu trắng và xanh rất đặc sắc.
- Đinh lăng lá vằn: lá hình cánh hoa.
- Đinh lăng mép lá bạc: Là cây nhỏ, viền lá màu bạc rất đẹp, được trồng làm cây cảnh cây bonsai.
Những công dụng của cây đinh lăng
Từ rất nhiều công trình nghiên cứu lớn nhỏ khác nhau về công dụng của đinh lăng, cả thân rễ và lá có cây đinh lăng đều có những công dụng nhất định như sau:
Công dụng phần rễ và củ đinh lăng:
- Chữa hen suyễn lâu năm;
- Rễ đinh lăng ngâm rượu có tác dụng chính là tăng cường sức đề kháng, giúp cơ thể dẻo dai hơn.Giúp não tăng cường sự tập trung; ăn ngon miệng và ngủ ngon;
- Giúp thông tia sữa;
- Chữa liệt dương, thiếu máu (phát huy công dụng tối đa khi kết hợp cùng một số vị thuốc Đông y khác).
Công dụng của lá đinh lăng:
- Dùng ở dạng tươi giúp vết thương mau lành và chữa viêm sưng ở vết thương hoặc các khớp;
- Lá đinh lăng phơi khô lót gối phòng co giật ở trẻ nhỏ;
- Sắc lá khô lấy nước uống chữa tình trạng dị ứng, ban sởi hoặc kiết lỵ.
Công dụng của thân và cành đinh lăng:
Ngâm rượu hoặc sắc lấy nước uống chữa tình trạng đau lưng, mỏi gối.
Công dụng nụ hoa đinh lăng
Thường đem phơi khô rồi sắc lấy nước uống hoặc ngâm rượu.
- Công dụng chính của nụ hoa đinh lăng là lợi tiểu, tăng cường trí nhớ, hỗ trợ điều trị đau đầu.
- Nó còn giúp người dùng ăn ngon và ngủ sâu.
Những điều lưu ý về cây đinh lăng
Cũng như các loại cây có nhựa mủ, đinh lăng cho nhựa nhiều nhất ở phần vỏ (chứa cá bó libe). Người ta thường thu hái đinh lăng vào mùa đông, trên những cây trồng từ 3 tuổi trở lên. Khai thác non hàm lượng hoạt chất ít không đảm bảo chất lượng làm thuốc. Những củ rễ quá to, quá già thì chỉ dùng lấy phần vỏ của rễ củ, loại bỏ phần lõi cứng bên trong; nếu củ nhỏ thì mới dùng hết cả.
Nếu để già quá sẽ làm giảm chất lượng của củ vì để càng lâu càng bị xơ hóa. Giống như nhân sâm, cân nặng của rễ cây đinh lăng sẽ tăng rất nhanh khi để lâu năm nhưng đó chỉ là tăng phần gỗ lõi trong rễ mà những thành phần bổ dưỡng chỉ nằm ở phần vỏ rễ.
Cũng là dược chất, chiết xuất của đinh lăng cũng có liều lượng dùng và liều gây độc. Trên chuột, liều chết LD 50 của đinh lăng là 32,9g/kg (nhân sâm 16,5g/kg, ngũ gia bì 14,5g/ kg). Ở liều độc gây xung huyết ở gan, tim, phổi, dạ dày, ruột. Saponin trong đinh lăng có thể gây huyết tán (vỡ hồng cầu). Ở người, uống quá nhiều đinh lăng sẽ bị say, mệt mỏi, tiêu chảy..
Đinh lăng là một thực phẩm chức năng hay thực phẩm thuốc, phần dược chất tập trung ở mủ nhựa phần vỏ thân hay rễ cây. Cần khai thác, sử dụng đúng cách đúng liều lượng.
rat bo ich