Việc phục hồi sau khi các mẹ bầu bí, sinh nở xong là điều cần thiết và phải được lưu tâm để đảm bảo sức khỏe và giữ gìn nhan sắc của mình đặc biệt là những bà mẹ phải sinh mổ. Dưới đây là một số lưu ý quan trọng cho các mẹ sau khi sinh mổ để mau chóng lấy lại tinh thần, năng lượng và sức khỏe của mình.
Nội dung
Chế độ dinh dưỡng hợp lý
Sau khi sinh nổ các mẹ cần chú ý đến những vết mổ để bổ sung những dưỡng chất cần thiết cho da liền sẹo.
- Trong 6h đầu sau mổ, các mẹ sẽ không ăn các thức ăn đặc cho đến khi bắt đầu xì hơi.
- Chỉ được sử dụng nước lọc, nước đường, nước cháo, cháo loãng.
- Nên uống nhiều nước để hạn chế tình trạng táo bón. Thông thường chỉ ở 3-5 ngày đầu.
- Từ ngày thứ 2, mẹ có thể ăn uống bình thường. Cần tăng cường thức ăn dồi dào nguồn đạm, canxi, sắt.
- Các mẹ có cơ địa sẹo lồi cần tránh: thịt gà, nếp, thịt bò, rau muống…
- Tránh các thực phẩm nhiều dầu mỡ, kích thích, có tính hàn, hoặc lên men.
Chăm sóc vết mổ cẩn thận
Đối với mẹ sinh mổ thì việc quan tâm và chăm sóc vết mổ rất quan trọng. Vì vậy, cần nắm những điều sau:
- Những ngày đầu tiên sau sinh, các bác sĩ và hộ sinh sẽ chăm sóc cho mẹ bao gồm cả vệ sinh vết mổ.
- Mẹ có thể sử dụng các thuốc giảm đau, kháng sinh để giúp co hồi tử cung nhằm tránh các biến chứng có thể xảy ra với mẹ.
- Mẹ tuyệt đối không để nước hoặc thấm ước lên vết mổ.
- Tuần thứ 2 sau sinh, chỉ khâu sẽ được cắt (đối với mẹ mổ lần đầu). Đối với mẹ khâu bằng chỉ tự tiêu thì không cần cắt.
- Chúng tôi khuyên mẹ không nên sử dụng bất cứ bài thuốc hay tác động đến vết mổ trong thời gian đầu. Sau khi vết mổ lành hẳn thì các liệu trình chăm sóc sau sinh sẽ giúp mẹ nhanh chóng phục hồi, lấy lại cân bằng về sức khỏe, vóc dáng và tinh thần.
- Đối với vết mổ có thể khâu lại bằng ghim khâu hoặc keo phẫu thuật. Điều này thường do bác sĩ quyết định.
- Không nên để vết mổ chưa lành tiếp xúc với nắng mặt trời trực tiếp.
Hạn chế chuyện chăn gối
Một việc khác mẹ cần nhớ là kiêng kỵ chuyện yêu (quan hệ tình dục) từ 4-5 tháng. Điều này giúp cho mẹ ngăn ngừa việc chảy máu vết mổ và viêm nhiễm. Hơn nữa việc quan hệ các tư thế, vận động mạnh sẽ khiến vết mổ khó lành.
Vận động nhẹ nhàng
Sau sinh mổ, việc vận động thực sự quan trọng để giúp mẹ mau lành, mau phục hồi hơn. Vì vậy các mẹ cần:
- Tập ngồi, đi, đứng, cử động.
- Tránh nằm lỳ một chỗ. . Việc này dễ sinh ra khí huyết ứ trệ, chứng kém tiêu hóa, viêm tắc tĩnh mạch.
- Tránh các bài tập gập bụng , các động tác liên quan đến vùng bụng khi mới sinh mổ xong
- Vận động nhẹ nhàng, đúng cách sẽ giúp mẹ cảm thấy khỏe khoắn, có nhiều năng lượng và tươi tắn hơn.
- Không mang vác vật nặng, lấy, với đồ trên cao.
- Mẹ nên cho bé bú ngay sau sinh. Sữa non của mẹ trong 2-3 ngày đầu chính là dinh dưỡng vàng cho bé. Đồng thời việc cho con bú sẽ giúp mẹ hạn chế được các nguy cơ về viêm vú và nhanh chóng lấy lại vóc dáng nhờ tiêu hao lượng calo lớn.
- Nên nằm nghiêng ( kê gối chăn sau lưng 20- 30 độ) làm giảm tình trạng co thắt tử cung.
- Mẹ nên tắm và vệ sinh bằng nước ấm. Việc thư giãn với nước ấm cũng là cách để mẹ cảm thấy thoải mái hơn.
Tránh stress, căng thẳng đầu óc, trầm cảm
Trong giai đoạn đầu sau sinh mổ, mẹ cần làm, nghĩ những điều mình thích. Tránh việc cầu toàn: lo cho con, cho chồng, cho gia đình mà quên đi bản thân mình. Để rồi lại cảm thấy chán nản, tự ti về vóc dáng, không ai thấu hiểu. Những điều này rất dễ làm cho mẹ stress, đôi khi là dẫn đến trầm cảm, căn bệnh phổ biến sau sinh.
Hãy thư giãn, đi làm đẹp và trò chuyện nhiều hơn với các bố mẹ khác. Điều này giúp mẹ không còn nghĩ suy nhiều về nhan sắc và cũng tích lũy cho mình nhiều kinh nghiệm hơn trong việc nuôi con.
Vấn đề kiêng cữ
Một số điều cần kiêng cữ khác đối với việc chăm sóc mẹ sau sinh mổ cần biết:
- Nếu mẹ có giặt giũ cho con nên dùng bao tay để tránh nhiễm lạnh.
- Không nên ăn đồ tanh: ốc, cá, điều này làm cho quá trình lành vết thương diễn ra chậm hơn.
- Nên sử dụng các loại hạt, bông cải xanh hoặc gà, thịt cá hồi (nếu mẹ không bị chứng sẹo lồi).
Dùng băng vệ sinh
Mẹ sinh mổ vẫn có xuất huyết âm đạo trong gần 1 tháng, cũng giống như mẹ sinh thường. Cho nên, mẹ cần dùng băng vệ sinh loại lớn và thấm hút tốt trong những ngày đầu. Trong trường hợp mẹ có dấu hiệu ra máu nhiều và bị sốt, choáng, tức ngực, nên đi thăm khám ngay lập tức.