Mật ong đã quá quen thuộc với chúng ta nhưng còn sáp ong vẫn là một khái niệm khá mới mẻ đối với nhiều người. Có nhiều nhận định cho rằng sáp ong là thứ tinh khiết hơn cả mật ong và sữa ong chúa. Vậy sáp ong là gì? Công dụng của sáp ong đối với sức khỏe và làm đẹp như thế nào? Hãy cùng tham khảo trong bài viết này nhé.
Nội dung
Sáp ong là gì?
Sáp ong hay còn được gọi là phong lạp là tổ nuôi ong, được nằm trong 1 lớp màng bao quanh tổ. Sáp ong được hình thành do những con ong mật đi thu lượm nhựa cây, gô cây ở nhiều nơi mang về. Chúng tiết ra một chất đặc biệt có dạng dẻo quánh rồi hàn kín tổ để sinh sống. Để sản xuất sáp ong, ong mật phải tiêu tốn hết 3kg mật và phấn hoa.
Thành phần hoá học của Sáp ong
Sáp ong là một hợp chất phức tạp, bao gồm hơn 300 chất khác nhau. Các nguyên tố hóa học chính tạo nên nó là carbon (73,3%), hydro (13,2%) và oxy (7,5%). Thành phần có thể được thay đổi tùy thuộc vào một số đặc điểm của vị trí hoặc dưới ảnh hưởng của môi trường.
Nó chứa khoảng 15 hợp chất hóa học khác nhau, được chia thành ba nhóm: axit béo tự do (13,5 đến 15%), este (70,4 đến 74,7%) và hạn chế hydrocarbon bão hòa (12,5 đến 15,5%).
Có đến 20 – 30 loại flavonoids khác nhau. Quan trọng nhất là galangin, pinocembrin và chrysin. Ngoài ra, trong Sáp ong còn có axit amin, vitamin B1, B2, các pro – vitamin A,E,D, axit folic và các khoáng chất như canxi, đồng, sắt,…
Sáp ong có những công dụng nào?
Tác dụng của sáp ong đối với sức khỏe:
- Sáp ong giúp điều trị các bệnh về đường tiêu hóa với 15g sáp ong, hoài sơn 15g và 20g bạch truật nấu cùng với 1 lít nước để uống trong ngày. Thói quen này có thể giúp chúng ta chữa và điều trị các bệnh như viêm đại tràng, bệnh dạ dày và đường ruột rất hay.
- Chữa băng huyết: lấy một lượng sáp ong khoảng 20g tán nhỏ uống cùng với rượu hâm nóng.
- Sáp ong dùng để chữa bệnh trĩ ra máu (kết hợp với nha đam tử), ung nhọt (bạn hãy lấy một một chút đường phèn nấu với nước sáp ong để uống).
- Chữa viêm tai giữa: mẹo dân gian xưa truyền tai lại rằng dùng sáp ong, bồ kết và rễ cây đằng (sao vàng) đốt sống khói qua đường tai.
- Kết hợp nhựa cây thông nấu lửa nhỏ để tan bôi vào đầu ngón chân ngón tay chữa chín mé.
- Sáp ong ngâm với rượu vừa tạo độ thơm ngọt cho rượu khi thưởng thức vừa có tác dụng kích thích tiêu hóa.
- Ngăn ngừa nhiễm trùng.
- Giảm lượng cholesterol trong máu.
- Giúp làm lành nhanh các vết thương, các vết bỏng nhẹ.
- Ngăn ngừa viêm loét dạ dày và tiêu chảy.
- Hỗ trợ thúc đẩy hệ tim mạch.
- Điều trị, giảm ho cho trẻ nhỏ.
- Nâng cao hệ miễn dịch trong cơ thể khỏe mạnh.
- Sử dụng thay thế đường kính trắng (đường mía).
- Cải thiện chức năng gan hiệu quả.
Ngoài ra sáp ong chứa các chất caffein acid phenethyl ester (CAPE) và bioflavonoids giúp giảm đau, giảm viêm loét, đặc biệt là viêm loét dạ dày, viêm loét khoang miệng, điều trị nhiệt miệng, lở loét niêm mạc miệng-nướu, viêm nướu, viêm quanh răng…, chống viêm nhiễm. Các flavonoids còn giúp cầm máu trong chảy máu chân răng.
Sự kết hợp đa dạng các chất khoáng, vitamin và các chất bổ dưỡng như đường và protein trong sáp ong có thể nói là nguồn dinh dưỡng tốt giúp cho nướu khỏe, răng bền. Canxi, Magie xây dựng cấu trúc răng bền chắc trong khi đó các thành phần còn lại nuôi dưỡng nướu, niêm mạc trong miệng.
Tác dụng của sáp ong trong làm đẹp:
Mật ong làm đẹp chắc mọi người đã biết rất nhiều,nhưng còn sáp ong sử dụng để làm đẹp chắc hẳn rất lạ lẫm và bất ngờ đúng không:
- Dưỡng ẩm ban đêm: Đun nóng sáp ong và trộn hỗn hợp cùng với vitamin E và bảo quản trong tủ lạnh khi chúng đã nguội. Khi sử dụng hỗn hợp này bạn có thể thấy rõ rệt hiệu quả của chúng mang lại với làn da trắng sáng, căng mịn.
- Kem dưỡng trắng: sáp ong kết hợp cùng với dầu dừa, nhân vật đặc biệt và quan trong bậc nhất không thể thiếu để tạo a loại kem tự nhiên đảm bảo đó là thuốc asiprin. Nên bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh sau khi dung dịch đã nguội hẳn. Ngoài dầu dừa, chúng ta cũng có thể thay thế.
- Sáp ong làm chất kết dính trong một số sản phẩm như son, phấn… và sáp ong cũng có thể là một trong những thành phần và nhân tố khiến tóc trở nên mượt mà sáng bóng.
- Sáp ong làm kem chống nắng cô cùng hiệu quả nhờ những thành phần đặc tính chống thấm nước của sáp ong
- Ngoài ra có thể nói tới tác dụng của sáp ong có thể trở thành lá chắn bảo vệ cực kì tốt cho da. Bởi sáp ong có đặc tính không gây dị ứng vì vậy có thể chống lại các tác nhân gâu hại cho da.
Những lưu ý khi sử dụng sáp ong
- Sáp ong không dùng cho trẻ dưới 1 tuổi, người bệnh vừa mới phẫu thuật, bệnh nhân tiểu đường, người bị huyết áp thấp, người bị bệnh gan, thận,..
- Những người thuộc da dầu, nhờn, dễ bị kích ứng không nên dùng sáp ong để làm đẹp.
- Sáp ong dễ cháy và sẽ bắt lửa ngay nếu tiếp xúc trực tiếp với ngọn lửa nên cần để những nơi an toàn.
- Không bảo quản sáp ong trong các đồ đựng kim loại vì đường và axit hữu cơ trong sáp ong sẽ lên men , một phần chất này biến thành axit etylenic, ăn mòn lớp kim loại và làm tăng thêm hàm lượng kim loại trong sáp ong. Khi ăn sẽ có cảm giác buồn nôn.
- Không quá lạm dụng rượu sáp ong, mỗi lần không uống quá 70ml.
Tóm lại sáp ong có rất tốt và có nhiều công dụng tuyệt vời đối với sức khỏe và chăm sóc sắc đẹp, tuy nhiên bạn cũng cần hiểu rõ về sáp ong để có thể sử dụng chúng một cách hiệu quả và an toàn.