Chúng ta biết đến dâu tằm như một loại trái cây giàu dinh dưỡng, ăn rất ngon. Tuy nhiên bạn sẽ phải bất ngờ vì dâu tằm có rất nhiều công dụng đặc biệt là chữa được nhiều bệnh. Bài viết này sẽ giúp bạn biết được những công dụng tuyệt vời của dâu tằm hãy cùng tìm hiểu nhé.
Dâu tằm hay còn gọi là Dâu ta, (Dâu cho lá nuôi tằm kéo tơ) có ở nhiều nơi. Cây Dâu nuôi tằm thì nhiều lá, quả ít và nhỏ, vị chua. Cây Dâu lưu niên thì quả nhiều, to, đỏ, tím mọng, ngọt. Mỗi loại có đặc tính riêng tuỳ theo mục đích sử dụng. Loại Dâu lưu niên được trọng dụng hơn. Quả dâu có tên Hán là Tang thầm (Tang thâm tử) tên khoa học phổ biến là Morus Alba.
Theo Trung dược học bản thảo : Trái Dâu tằm có công dụng bổ thận, dưỡng huyết, khu phong, sáng mắt, tăng lực, chữa táo bón kinh niên; theo Bản thảo cương mục Lý Thời Trân: Trái Dâu giải được độc của rượu, lợi cho cả khí, cả thuỷ trong cơ thể.
Theo Viện Dược liệu Bộ Y tế: Trong quả Dâu: Nước 84,71%; Đường 9,19%; Axit 80%; Protit 0,36%; Tanin; Vitamin C; Caroten. Trong đường có glucoza, fructoza. Trong axit có axit malic, axit sucinic. Một số tài liệu Trung Quốc cho biết: Cứ 100g quả Dâu có 1,6g anbumin, 0,4 chất béo, 9,6g chất đường, 20mg caroten, 30mg canxi, 33mg phốtpho, 0,3mg sắt.
Nội dung
Những công dụng của Dâu tằm
1. Kiểm soát lượng đường trong máu
Dâu tằm chứa hợp chất 1 deoxynojirimycin (DNJ), chất ức chế một loại enzyme trong ruột phá vỡ carbs, một loại đường làm tăng mức đường huyết nhanh chóng gây nguy hiểm cho những người bị bệnh tiểu đường. Vì vậy quả dâu tằm rất có lợi trong việc kiểm soát bệnh tiểu đường.
2. Tăng cường hệ thống miễn dịch
Vitamin C là một vũ khí phòng thủ mạnh mẽ giúp gia tăng sức đề kháng chống lại bệnh tật. Vì vậy bạn chỉ cần một khẩu phần nhỏ dâu tằm cũng gần như cung cấp đủ nhu cầu vitamin C cho cơ thể trong ngày, giúp cơ thể khỏe mạnh, có một vũ khí mạnh để chống lại bệnh tật.
3. Hạ cholesterol
Cholesterol trong máu tăng cao có liên quan đến tăng nguy cơ mắc bệnh tim vì vậy nếu như bạn ăn hay uống nước từ dâu tằm sẽ giúp giảm chất béo dư thừa và giảm mức cholesterol. Ngoài ra, một số nghiên cứu chứng minh dâu tằm có khả năng làm giảm sự hình thành chất béo trong gan, ngăn ngừa bệnh gan nhiễm mỡ.
4. Hỗ trợ tiêu hóa
Quả dâu tằm chứa nhiều chất xơ có tác dụng cải thiện sức khỏe tiêu hóa đồng thời giảm nguy cơ táo bón, đầy hơi và quặn thắt ruột. Bên cạnh đó, chất xơ ở loại quả này còn có khả năng giúp điều chỉnh nồng độ cholesterol trong máu và tăng cường sức khỏe tim mạch.
5. Giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư
Trong trái dâu tằm có chứa nhiều chất quan trọng như: anthocyanins, vitamin C, vitamin A, các hợp chất polyphenolic và phytonutrient… những chất này giúp vô hiệu hóa các gốc tự do một cách nhanh chóng, ngăn ngừa hình thành tế bào ung thư.
Theo y học cổ truyền Trung Quốc, thì dâu tằm được xem như một phương thuốc chống ung thư và tác dụng phòng ngừa ung thư của dâu tằm được chứng minh bởi các cơ sở khoa học.
6. Ngăn ngừa lão hóa sớm
Dâu tằm có chứa nhiều vitamin A, C, E cùng với các thành phần carotenoid như lutein, beta carotene, zeaxanthin, và alpha carotene. Những chất này giúp chống lại quá trình oxy hóa, chống lại sự tấn công của các gốc tự do giúp cho da của bạn luôn mịn màng, tóc đen bóng và khỏe mạnh.
Một số bài thuốc từ quả dâu tằm
- Bổ thận âm hư: Với chứng trạng như bài trên lưng đau gối mỏi, ù tai, vô sinh do chất lượng tinh trùng kém. Câu kỷ tử 50g, sơn dược 50g, quả dâu 30g, gạo tẻ 50g nấu cháo ăn liền 1 tháng vào các buổi sáng.
- Bổ thận ích tinh: Chữa thận tinh hư nhược, tinh dịch ít, tinh trùng hoạt động yếu gây vô sinh nam, ù tai, lưng gối mỏi. Đậu đen 500g, các vị sau mỗi vị 10g: quả dâu, ngũ vị tử, câu kỷ tử, thỏ ti tử, thục địa, sơn thù, phục linh, đương quy, bổ cốt chỉ, hạn liên thảo, vừng đen, địa cốt bì. Đậu đen ngâm nước. Cho các vị thuốc vào nước đun sôi, cứ nửa giờ chắt nước ra cho nước mới vào 4 lần gộp lại nấu với thuốc và đậu đen cho cạn, đậu đen phơi khô cho vào lọ. Dùng trong 1 tháng.
- Mất ngủ cấp tính: Quả dâu chín tươi 60g (khô 30g) sắc uống 2 lần/ngày vào chiều tối.
- Mất ngủ kinh niên: Quả dâu chín 15g, thục địa 15g, bạch thược 15g sắc uống.
- Ho lâu ngày do phế hư: Quả dâu chín 150g, lá dâu 100g, vừng đen 100g, thêm 500g đường, cô thành cao lỏng. Uống ngày 3 lần. Mỗi lần 15g (1 thìa con).
- Tràng nhạc: Trái dâu tươi chín 500g, thục địa 200g (thái nhỏ) cho vào túi vắt lấy nước cô thành cao dùng mỗi lần một thìa với nước đun sôi, để nguội. Ngày 3 lần.
- Hồi hộp, tim đập nhanh, đau tức ngực: Quả dâu chín 30g, ngân nhĩ 20g, ô mai 3g. Sắc kỹ uống ngày 2 lần.
- Ăn không tiêu, trướng bụng, óc ách, tức thở: Quả dâu chín 10g, bạch truật 6g, sắc uống.
- Bệnh mạch vành: Quả dâu chín 30g, câu kỷ tử 30g, gạo dính 15g. Nấu uống ngày 2 lần.
- Đái tháo đường do can thận âm suy: Quả dâu chín 30g, thiên hoa phấn 20g, sinh địa 15g. Sắc uống.
- Chảy nước mắt sống (nước mắt tự nhiên chảy ra): Quả dâu chín 20g, cà chua một quả. Đem nghiền nát. Ăn hết một lần. Ngay 1-2 lần. Đồng thời lấy lá dâu già chưa rụng nấu lấy nước rửa mắt hàng ngày.
- Viêm gan mạn, ung thư gan: Quả dâu chín tươi 500g, bột củ ấu 50g, mật ong 30ml. Ép dâu lấy nước cô đặc, trộn bột củ ấu và mật ong nấu chín. Dùng điều trị hỗ trợ ung thư gan bị huyết hư, miệng lưỡi khô, thần kinh suy nhược mất ngủ, táo bón.
- Các chứng bệnh sau đẻ (hậu sản do âm huyết kém, ho, sốt): quả dâu chín, long nhãn, đảng sâm. Mỗi thứ 30g, nghiền nát ba thứ. Uống mỗi lần 2-3g với nước đun sôi để nguội ngày 3 lần.
Lưu ý: Chống chỉ định đối với các bệnh thuộc hàn chứng (vì quả dâu thuộc tính hàn) như sôi bụng, tiêu chảy. Theo sách xưa kỵ dùng dụng cụ kim loại.