Chúng ta thường hay thấy Nhục Thung Dung có trong thành phần các bài thuốc bổ thận tráng dương, tăng cường sinh lý. Vậy thực hư Nhục Thung Dung là gì? Tác dụng của Nhục Thung Dung như thế nào? Liệu có tốt không? Hãy cùng theo dõi bài viết này để hiểu thêm về loại thảo dược này nhé.
Nội dung
Nhục Thung Dung là gì?
Nhục thung dung còn có các tên gọi khác trong dân gian như Nhục tùng dung, Hắc ty lãnh, Thung dung, Địa tinh, Kim duẫn, Thốn vân…Là loại cây chủ yếu sống trên các cây khác và cây mọc lâu năm, được người dân biết đến những tác dụng mang lại sức khỏe cao nên dùng để chế biến thành thuốc.
Nhục thung dung có tên khoa học là Cistanche deserticola Y.C. Ma, loại cây này thuộc họ Nhục thung dung.
Hình dạng nhục thung dung
Cây thường cao khoảng từ 15 – 30cm, có khi tới hàng mét. Vào các tháng 5, tháng 6 cây ra hoa dày đặc; hoa mọc ra từ chóp (phần ngọn), màu vàng nhạt, hình chuông, xẻ 5 cánh, cánh hoa màu xanh hoặc tím nhạt; tới các tháng 6, tháng 7 kết quả, nhỏ li ti, màu xám.
Phần thân rễ phát triển thành củ, người ta dùng bộ phận này để làm thuốc. Củ to mập, mềm, nhiều dầu, ngoài có vảy mịn, mềm, màu đen là có chất lượng tốt.
Thu hái và chế biến Nhục Thung Dung
Hai mùa chính để thu hái nhục thung dung là mùa thu và mùa xuân, thời điểm tốt nhất để thu hoạch là từ đầu tháng 3 đến cuối tháng 5 để có hàm lượng dược chất tốt nhất trong củ. Khác khoảng thời gian đó thì chất lượng kém và bảo quản Nhục thung dung khó khăn hơn
Đối với loại nhục thung khung có chất lượng tốt, chỉ cần rửa sạch, phơi khô, bỏ trong mát để bảo quản. đối với loại nhục thung dung chất lượng kém hơn, chứa nhiều nước hơn thì cần bảo quản trong muối, bình đựng muối, ngâm trong vòng hai đến ba năm, khi cần thì rửa sạch muối rồi chế biến tùy thuộc vào từng phương thuốc.
Thành phần hóa học của nhục thung dung
Trong các thành phần của cây gồm có các chất có lợi mang lại khả năng chữa bệnh cao như ancaloit, chất béo, Daucosterol, Betaine, đường, Cistanoside và một số axit amin khác.
Nhờ trong thành phần của dược liệu có tính ôn, vị ngọt nhẹ nên giúp chữa và điều trị bệnh mang lại hiệu quả cao.
Tác dụng của Nhục Thung Dung
Theo các nghiên cứu, nhục thung dung có một số tác dụng như:
- Chữa các chứng như thận dương hư, di tinh, liệt dương, lưng đau gối mỏi, tiểu đêm điều trị vô sinh do suy giảm sinh lý
- Điều trị khí huyết hư hàn, giúp ôn thận tráng dương
- Hỗ trợ tiêu hóa, nhuận tràng
- Tác dụng hạ huyết áp ở mức độ nhất định
- Kiềm chế quá trình lão suy và kéo dài tuổi thọ, tăng thể lực, tăng cường khả năng miễn dịch
- Tác dụng như một loại hormon sinh dục kích thích và điều tiết hoạt động của tuyến thượng thận, khắc phục tình trạng chức năng tuyến thượng thận bị suy giảm và dẫn tới các bệnh liên quan.
Đối tượng sử dụng Nhục Thung Dung
- Người bị thận hư, liệt dương, yếu sinh lý, rối loại cương dương
- Người hay đau lưng mỏi gối, tiểu đêm, di niệu, sợ lạnh, tay chân lạnh, tỳ vị hư hàn
- Người gặp chứng về tiêu hóa, táo bón
Lưu ý người tướng hỏa vượng, ngưới Vị trường yếu thì không được dùng
Những lưu ý khi dùng Nhục Thung Dung
- Thận kém và vô sinh: Dùng phối hợp cây măng vàng với linh dương giác, và sinh địa hoàng.
- Thận kém biểu hiện như bất lực: Dùng phối hợp nhục thung dung với sinh địa hoàng, thỏ ti tử và ngũ vị tử dưới dạng cây măng vàng hoàn.
- Ðau lưng dưới, đầu gối, xương… Dùng phối hợp nhục thung dung với ba kích thiên và đỗ trọng dưới dạng kim cương hoàn.
- Táo bón do khô ruột: Dùng phối hợp cây măng vàng với hoạt ma nhân dưới dạng nhuận tràng hoàn. Liều dùng: 10-20g.
- Thận trọng và chống chỉ định: Không dùng cây măng vàng cho các trường hợp âm hư, kém hỏa vượng, ỉa chảy hoặc táo bón do quá nhiệt ở vị và tiểu tràng
Cách ngâm rượu nhục thung dung
Rượu ngâm nhục thung dung giúp chữa bệnh bổ thận tráng dương, xuất tinh sớm: dùng khoảng 1kg với một số dược liệu dùng để ngâm chung như sâm cau, dâm dương hoắc, sơn thù du mỗi loại 0,5g là vừa sau đó ngâm trong 15 lít rượu trắng có nồng độ cao, ngâm trong khoảng thời gian 1 tháng thì có thể lấy ra dùng được, sử dụng mỗi ngày 2 lần.
Đối với trị liệt dương, thận hư thì dùng cách ngâm sau: dùng nhục tùng dung khoảng 30g đem đi ngâm chung với 500ml rượu trắng loại rượu 45 độ, ngâm trong khoảng thời gian 7 đến 10 ngày thì có thể dùng được . Mỗi lần dùng khoảng 15ml và trung bình ngày sử dụng 2 lần để uống.
Lưu ý:
- Một số bệnh nhân bị mắc các chứng như khí huyết hư hàn không nên sử dụng quá nhiều và dùng thường xuyên.
- Khi sử dụng dược liệu để nấu thuốc dùng để uống không nên sử dụng nồi bằng sắt hoặc đồng để nấu, nên dùng nồi bằng đất để sắc nước vì dược liệu này rất kỵ với sắt, đồng.
Trên đây là một số thông tin hữu ích về Nhục Thung Dung. Hy vọng qua bài viết này các bạn hiểu thêm về loại thảo dược này và những công dụng tuyệt vời mà nó mang lại, từ đó chúng ta có thể sử dụng loại thảo dược này một cách hợp lý và đạt hiệu quả nhất.
3 Comments