Để chăm sóc cho một đứa trẻ bếng ăn luôn khiến nhiều bậc cha mẹ phải vất vả, điều này phải đòi hỏi có sự kiên nhẫn và hiểu biết trong vấn đề chăm sóc trẻ lười ăn. Một vài các nguyên nhân khiến trẻ biếng ăn chậm lớn dưới đây sẽ giúp các ông bố bà mẹ hiểu thêm và từ đó có thể có những giải pháp tốt hơn khi chăm sóc trẻ.
Nội dung
Biếng ăn ở trẻ là gì?
Biếng ăn ở trẻ là một rối loạn ăn uống thường gặp ở trẻ nhỏ, là một tình trạng rất phổ biến của trẻ trong độ tuổi từ 1- 6 tuổi. Trẻ biếng ăn khi không chịu ăn hoặc ăn ít, ăn không đủ lượng dinh dưỡng cần thiết điều này sẽ khiến trẻ có thể chậm lớn hơn so với mức bình thường.
Các biểu hiện của trẻ biếng ăn
Khi nhận thấy con mình có những biểu hiện dưới đây thì có thể nhận biết con đang biếng ăn:
- Trẻ khóc hoặc tìm cách quấy rối khi bạn dọn thức ăn ra
- Ngậm thức ăn trong miệng lâu, không chịu nhai hay nuốt.
- Ăn ít hơn so với bình thường.
- Thời gian của mỗi bữa ăn thường kéo dài.
Trẻ biếng ăn chậm lớn ở giai đoạn đầu biểu hiện không rõ rệt, khiến bố mẹ không nhận ra. Khi đã nặng thì các dấu hiệu thể hiện rõ ràng hơn, lúc này các bậc phụ huynh mới biết tình trạng của con. Lúc này, việc cải thiện cho con trở nên khó khăn hơn. Nhận biết trẻ biếng ăn chậm lớn phụ thuộc vào chỉ số cân nặng, chiều cao của trẻ.
Biếng ăn ảnh hưởng như thế nào tới trẻ:
- Trẻ biếng ăn thường có nguy cơ chậm phát triển so với những đứa trẻ khác cùng tuổi.
- Tình trạng biếng ăn có thể dẫn đến suy dinh dưỡng ở trẻ.
- Trẻ biếng ăn sức đề kháng thường kém, hay bị ốm vặt mỗi khi thay đổi thời tiết.
- Trẻ biếng ăn dễ gặp các vấn đề về sức khỏe như: rối loạn tiêu hóa, thiếu máu, giảm mật độ xương và mất cân bằng hormone.
- Trẻ biếng ăn thường bị ám ảnh về thực phẩm và cân nặng cơ thể.
Nguyên nhân khiến trẻ biếng ăn, chậm lớn
Chế độ ăn uống không hợp lý
Một chế độ không đảm bảo khoa học, lành mạnh sẽ khiến con không có đủ dinh dưỡng, năng lượng cho cơ thể. Điều này khiến trẻ biếng ăn và chậm phát triển kéo dài.
Ngoài ra khi bạn cho trẻ ăn không đúng lúc như thường bắt ép trẻ ăn vào lúc con vẫn còn no. Việc này hình thành ấn tượng xấu trong tâm trí trẻ khiến trẻ không thấy no hay thật sự đói.
Thiếu các vi chất vi khoáng
Đây là nguyên nhân phổ biến khiến trẻ biếng ăn chậm lớn và không mấy cha mẹ biết được điều này. Vi chất vi khoáng là những chất có hàm lượng nhỏ mà cơ thể không tự tổng hợp được, chủ yếu được bổ sung từ nguồn bên ngoài. Chúng tham gia vào mọi hoạt động trao đổi chất, đặc biệt là hệ bài tiết.
Thiếu vi chất vi khoáng sẽ làm giảm tiết các enzyme, thức ăn không được tiêu hóa “hoàn chỉnh”. Chính vì vậy mà nó gây ra hiện tượng rối loạn chuyển hóa. Nếu kéo dài tình trạng này sẽ làm giảm khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng từ thức ăn. Điều này tạo thành vòng luẩn quẩn khiến trẻ biếng ăn chậm lớn.
Rối loạn hệ vi sinh đường ruột
Bình thường hệ vi sinh đường ruột chuẩn luôn ở trạng thái cân bằng, bao gồm 85% lợi khuẩn và 15% hại khuẩn. Tuy nhiên vì một nguyên nhân nào đó mà tỷ lệ này bị phá vỡ. Do vậy mà dẫn đến hiện tượng rối loạn và ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của trẻ. Nguyên nhân chủ yếu gây ra tình trạng này là do việc lạm dụng kháng sinh để điều trị bệnh lý khác. Điều này làm tiêu diệt cả vi khuẩn có lợi và hại khuẩn, gây mất cân bằng hệ vi sinh. Ngoài ra, rối loạn tiêu hóa còn gây giảm khả năng hấp thu chất dinh dưỡng.
Do vấn đề về sức khỏe
Cũng giống như người lớn khi bị ốm cũng thường chán ăn. Trẻ mọc răng hay đang bị rối loạn tiêu hóa, đau bụng, buồn nôn, tiêu chảy hay táo bón, trẻ bị nhiễm bệnh do virus hay vi khuẩn, bị viêm nhiễm như viêm tai, mũi, cổ họng, mắt, đường ruột gây ra ho, sốt, mệt mỏi… cũng có thể dẫn đến biếng ăn.
Yếu tố sinh học và di truyền
Các nhà nghiên cứu cho rằng biếng ăn thường có xu hướng di truyền. Trẻ được sinh ra trong những gia đình có tiền sử bị các bệnh mạn tính như: viêm khớp, viêm đại tràng, suy thận, xơ gan… có nguy cơ biếng ăn cao hơn những người khác.
Vậy làm gì khi trẻ biếng ăn chậm lớn?
- Xây dựng chế độ ăn uống khoa học và lành mạnh cho con. Cố gắng biến nó thành thói quen ăn uống của trẻ và cả gia đình.
- Tạo cho con một lối sống năng động. Nếu con không thích vận động, hãy tắt tivi và tham gia những hoạt động ngoại khóa mà trẻ thích. Các hoạt động mà bậc phụ huynh nên khuyến khích bé như: đi dạo hoặc đi xe đạp, vui chơi cùng bạn bè.
- Mẹ nên chia nhỏ các bữa ăn của con. Nên cho con ăn với số lượng vừa phải, phù hợp với độ tuổi. Cha mẹ đừng nên cho con ăn quá nhiều hoặc quá ít, điều này đều ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển, đặc biệt là tình trạng trẻ biếng ăn chậm lớn.
- Tuyệt đối không để con bỏ bữa. Mẹ nên biết rằng một mô hình ăn uống lành mạnh là bao gồm ba bữa một ngày, cung cấp đầy đủ vi chất vi khoáng cho cơ thể trẻ.
- Bổ sung đầy đủ các vi chất vi khoáng tự nhiên cần thiết cho trẻ để tăng cường sức khỏe. Việc này giúp cải thiện được tình trạng trẻ biếng ăn chậm lớn. Đồng thời tăng cường sức đề kháng và hỗ trợ quá trình trưởng thành của con về cả tầm vóc và trí não. Bên cạnh đó, điều này giúp phòng ngừa biếng ăn, chậm tăng cân do mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột và thiếu vi chất dinh dưỡng.
- Bố mẹ tuyệt đối không ép, quát nạt trẻ khi ăn. Chính những điều này tạo tâm lý sợ hãi, chán nản mỗi khi đến bữa. Đặc biệt, luôn tạo không khí vui vẻ trong bữa ăn để trẻ hứng thú hơn.
- Dành thời gian và lắng nghe những gì con nói. Cha mẹ nên ngưng phàn nàn mà hãy cảm nhận về cuộc sống và sở thích của trẻ.
- Đừng chê bai trẻ về trọng lượng cơ thể, ngoại hình, hình dạng hoặc kích thước. Luôn tạo động lực cho con tự tin về bản thân mình hơn.
- Mẹ không nên cho bé đi ăn rong hoặc mở tivi, điện thoại để dụ con ăn. Hãy dành thời gian khuyên trẻ, tạo sự thích thú cho trẻ để hoàn thành bữa ăn.
- Tránh cho trẻ ăn vặt nhiều, làm giảm sự muốn ăn mỗi khi đến bữa.
Ngoài ra các bạn có thể bổ sung chất dinh dưỡng cho bé bằng các loại sữa ngoài như sữa non tổ yến Goldilac Grow cũng rất tốt cho bé. Sản phẩm được sản xuất tại Việt Nam phù hợp với cơ địa trẻ Việt, có giấy kiểm định và chứng nhận đầy đủ từ Hoa Kỳ, được nhiều khách hàng phản hồi tích cực rất đáng để các mẹ dùng thử cho trẻ nhà mình.