Người ta thường biết đến ý dĩ như một loại thực phẩm bổ dưỡng cho sức khỏe, một vị thuốc quý rất hữu dụng trong việc điều trị một số bệnh như ho, suyễn, ung nhọt… Chắc sẽ có nhiều bạn bất ngờ khi ý dĩ còn giúp làm đẹp da rất hiệu quả mà lại an toàn cho da. Hãy cùng khám phá xem ý dĩ có những công dụng gì cho làn da nhé!
Nội dung
Ý dĩ là gì?
Ý dĩ còn có tên gọi khác là bo bo là loại thực phẩm có thể dùng được cho cả người lớn và trẻ em. Không những thế ý dĩ còn có giá trị dinh dưỡng rất cao thường được dùng để bồi bổ cho người già, trẻ em suy nhược và phụ nữ sau sinh.
Ý dĩ là cây thảo sống hằng năm hay lâu năm. Thân mọc thẳng đứng, cao 1,5-2m, phân nhánh ở những ngọn có hoa, ở gốc thân có nhiều rễ phụ. Hạt ý dĩ là giống cây nhiệt đới, ưa ẩm ướt, mọc hoang hoặc trồng ở bờ nước, bãi, ruộng ven sông. Một số tỉnh ở Việt Nam đã trồng như Nghệ Tĩnh, Thanh Hóa, Lai Châu.
Thành phần dinh dưỡng có trong ý dĩ
Thành phần dinh dưỡng có trong hạt ý dĩ bao gồm:
- Carbohydrate chiếm 65% tổng khối lượng với hơn nửa là chất xơ
5,4% là chất béo. - 13,7% khối lượng là các axit amin béo không bão hòa như: axit linoleic, axit palmitic, axit stearic,… thiết yếu cho cơ thể con người.
- Các loại axit amin béo này có thành phần đa dạng hơn cả trong dừa tươi, hạt ô liu,… Chúng là thành phần quan trọng giúp kháng viêm và tăng sức đề kháng chống lại các tác nhân bên ngoài môi trường.
Tác dụng của hạt ý dĩ trong làm đẹp da
Ý dĩ được dùng để điều trị sốt cao, ung thư, mụn cơm, viêm khớp, béo phì và các bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp. Ý dĩ cũng được sử dụng để điều trị căn bệnh toxoplasmosis gây ra bởi ký sinh trùng. Ý dĩ cũng được dùng để chữa khí hư quá nhiều, kinh nguyệt không thông ở phụ nữ, giúp tăng tiết sữa, làm tốt sữa cho phụ nữ sau sinh.
Ngoài ra hạt ý dĩ còn được sử dụng rộng rãi trong lĩnh vực làm đẹp, trắng da, với những cách làm đẹp phổ biến nhu sau:
1. Mặt nạ dưỡng da từ ý dĩ
Thời xưa, trong các cung đình Trung Quốc, để làm đep da, các cung nữ thường dùng bột dĩ mễ trộn cùng mật ong rồi đắp lên mặt. Hiện nay, phụ nữ ở Nhật Bản thường sử dụng hạt ý dĩ làm trắng da, họ trộn bột quả ý dĩ cùng nước tẩy trang sau đó đắp lên mặt (bạn cần dùng nước tẩy trang không có cồn).
Bạn cũng có thể sử dụng hạt ý dĩ làm mặt nạ dưỡng trắng da tự nhiên theo cách làm rất đơn giản: Trộn đều hỗn hợp ý dĩ, dầu dừa cùng 1 thìa nhỏ mật ong và thoa một lớp mỏng hỗn hợp lên da mặt sau 10 – 15 phút là được. Các bạn nên sử dụng thường xuyên sẽ cảm nhận được sự thay đổi rõ rệt ở làn da.
2. Ý dĩ làm trắng da toàn thân:
Nghiền ý dĩ thành bột, trộn bột ý dĩ với nước cốt dừa thành một hỗn hợp kem sệt vừa phải, có thể cho thêm một ít nước nếu hỗn hợp quá sệt.
Dùng cọ quét hỗn hợp này lên toàn thân, thư giản trong vòng 15 đến 20 phút đến khi kem khô và nứt ra, sau đó bạn tắm sạch cơ thể lại bằng nước thông thường.
Chỉ cần duy trì thói quen này 2 đến 3 lần mỗi tuần cho đến khi nào bạn cảm nhận thấy làn da của mình sáng ra, mịn màng như bạn mong muốn.
3. Bột ý dĩ làm sạch da:
Tán 500 – 1000g ý dĩ thành bột, cất trong lọ thủy tinh hoặc túi nilong để dùng dần.
Ngâm bột ý dĩ với nước ấm vừa phải, để qua đêm cho lên men (ngửi thấy mùi chua chua như nước gạo để qua đêm), gạn nước ý dĩ lên men rữa mặt mỗi buổi sáng và tối.
Kết hợp với sữa rữa mặt sẽ làm tăng khả năng làm sạch cho da.
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại sữa rửa mặt được làm từ ý dĩ rất hiệu quả và được nhiều sự quan tâm của nhiều chị em, có thể kể đến như sữa rửa mặt Hatomugi Hạt Ý Dĩ của Nhật Bản.
4. Bột ý dĩ điều trị tàn nhang
Để làm mặt nạ dưỡng da và điều trị tàn nhang bằng bột ý dĩ, bạn chỉ cần sử dụng 1 muỗng cà phê bột, trộn với 2 muỗng cà phê mật ong.
Sau đó, thoa đều lên mặt và những vùng da mà bạn muốn dưỡng da. Đắp 10 – 15 phút rồi rửa sạch lại với nước ấm.
Hãy thực hiện 2 – 3 lần/tuần và cảm nhận làn da căng bóng của mình sau mỗi lần sử dụng nhé.
Tuy ý dĩ có nhều tác dụng cho sức khỏe và làm đẹp nhưng liều dùng và cách sử dụng hạt ý dĩ có thể khác nhau tuỳ theo tình trạng bệnh, cách kết hợp hạt ý dĩ với các thảo dược khác do đó người dùng không nên tự tiện dùng hạt ý dĩ nếu chưa có sự tư vấn của bác sĩ hoặc người có kiến thức chuyên môn.