Ngày nay, cây mật gấu được sử dụng phổ biến như một loại thuốc chữa nhiều bệnh. Nhưng nếu chúng ta không hiểu rõ về loại cây này và sử dụng không đúng cách sẽ rất dễ phản tác dụng. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn có thêm thông tin về cây mật gấu, cũng như là cách sử dụng để có thể hạn chế tác dụng phụ này
Nội dung
Cây mật gấu là cây gì?
Cây mật gấu còn có tên gọi khác là hoàn liên ô rô, mã hổ, tên khoa học là Vernonia amygdalina hay Gymnanthemum amygdalinum thuộc họ Cúc (Asteraceae).
Đây là một loại thảo mộc thuốc nam, là một loài thực vật có hoa trong họ cúc, lá đơn mọc cách, mép lá dạng răng cưa thưa, có khi gần như liền mạch, lá dài 4,5-12cm, rộng 3-8cm, phần gốc lá thuôn dần lại như hình nêm, đầu lá nhọn tù, tù hoặc nhọn sắc, mặt trên của lá có lông ngắn mịn như phấn. Khi lá già thì bề mặt lá nhẵn bóng, mặt bụng lá không có lông hoặc có lông thưa dọc trên gân bụng lá.
Thành phần hóa học gồm có:
Vị đắng của lá do những chất alkaloids, saponin, tannin, glycoside. Cây chứa các hợp chất có tác dụng sinh học khác như: terpene, steroid, coumarin, flavonoid, acid phenolic, lignan, xanthone, anthraquinone, edotide and sesquiterpene (có tác dụng kháng ung thư).
Ngoài ra lá còn chứa các chất khoáng: magnesium, chromium, manganese, selenium, sắt, đồng, kẽm, Vitamin A, E, C, B1,B2. protein thô, chất xơ, chất béo, tro, carbohydrate, các acid amin quan trọng: Leucine, Isoleucine, Lysine, Methionine, Phenyl alanine, Threonine, Valine, Histidine, Tyrosine.
Tác dụng chữa bệnh của cây mật gấu
- Điều trị bệnh đau dạ dày: Theo Đông Y, ăn sống cây mật gấu hoặc xay nhuyễn để lấy nước ép sẽ có khả năng điều trị những khó khăn ở bụng như: đau dạ dày, mắc bệnh tiêu chảy, hay những bệnh liên quan đến đường tiêu hóa,…
- Giảm huyết áp: Lượng Andrographolide có trong cây mật gấu có tác dụng hạ huyết áp hiệu quả. Mọi người có thể nhai cây mật gấu tươi, hoặc có thể ép nước từ lá thường cũng có tác dụng trong việc giảm lượng đường trong máu, kiểm soát huyết áp do vị đắng của nó.
- Hạ sốt: Trong cây mật gấu có chứa flavonoid có tác dụng trong quá trình chống oxy hóa mạnh mẽ trong điều trị một số bệnh lý khác nhau về sức khỏe như: sốt,… Những chất khác như: diterpene, lactones, andrographolide, glucoside,… có trong lá có thể phối hợp với nhau nhằm có khả năng điều trị, giảm sốt và những triệu chứng đi kèm của nó.
- Chống oxy hóa: Trong báo cáo tháng 12/2006 về “Hóa học và thực phẩm” đã chỉ ra rằng lá mật gấu là nguồn cung cấp chất chống oxy hóa dồi dào. Uống nước từ lá mật gấu đúng cách sẽ giúp bạn tận dụng được nguồn chống oxy hóa tuyệt vời từ thiên nhiên.
- Tăng cường được quá trình trao đổi chất: Hàm lượng Vitamin B1 được gọi là Thiamine có vai trò quan trong trong quá trình chuyển hóa axit amin, lipid, glusose trong cơ thể của mỗi chúng ta. Chất Thiamine là một chất bổ sung chế độ ăn uống quan trọng từ cây thảo dược này, nhằm có khả năng giúp xxy hóa những axit béo khác để tạo ra sự tổng hợp lipid.
- Có khả năng kháng khuẩn hiệu quả: Sesquiterpenoids trong cây mật gấu làm nên đặc tính của vị đắng, do đó nó có tác dụng trong việc chống viêm, kháng khuẩn cực tốt.
- Cải thiện được khả năng sinh sản ở phụ nữ: Cây thảo dược mật gấu có khả năng cải thiện được nội tiết tố sinh dục nữ, vì vậy góp phần trong quá trình phát triển và điều hòa kinh nguyệt. Ngăn ngừa độc tính Immunoglobulin cản trở phát triển hooc mon giới tính nữ estrogen và có khả năng sinh sản.
- Hỗ trợ giảm cân: Hàm lượng chất xơ trong cây mật gấu được xem như một loại rau trong bữa ăn hàng ngày. Hoặc các bạn chỉ ăn một vài lá tươi mỗi ngày, hay có thể ép lấy nước uống sẽ giảm được lượng calo dư thừa trong cơ thể. Bên cạnh đó, nó còn có tác dụng trong quá trình làm tan được lượng mỡ dư thừa trong cơ thể.
- Phòng ngừa bệnh ung thư: Đặc tính chống ung thư trong cây mật gấu đã phát huy hiệu quả trong quá trình ngăn ngừa hydatidiform, u phổi – mầm móng của căn bệnh ung thư, khối u trophoblastic. Trong cây mật gấu có Andrographolide và labdane diterpenoid có tác dụng trong quá trình phòng chống những gốc tự do hiệu quả, cản trở được quá trình phát triển của ung thư dạ dày, ung thư ruột kết, ung thư tuyến tuyền liệt.
- Giải độc cơ thể: Hàm lượng alkaloids và saponin trong cây thảo dược này có tác dụng trong quá trình loại bỏ được những độc tố trong gan, thận cũng như trong phổi và toàn bộ cơ thể. Lợi ích của nó trong quá trình thanh lọc cơ thể, bài trừ được những chất độc còn tồn tại lâu trong cơ thể.
Bên cạnh đó, cây thảo dược mật gấu còn có những tác dụng khác đi kèm như điều trị hiệu quả vết thương ngoài da, giúp điều trị nhiễm trùng ta, tình trạng viêm miệng, đau răng, viêm tai, thương hàn, bệnh lao hay những bệnh khác về đường hô hấp.
Bạn có biết: Những tác dụng của cây hoa cứt lợn?
Một số bài thuốc từ cây mật gấu
- Trị bệnh tiểu đường: Dùng khoảng 5g lá mật gấu tươi, rửa sạch, hãm trong 1 chén nước nóng, để nguội. Uống mỗi ngày 2 lần vào sáng và tối, sau bữa ăn.
- Chữa viêm gan cấp tính kèm theo vàng da: Dùng cây mật gấu tươi 40-100 gram hoặc 20 – 50 gram khô, sắc nước uống thay trà trong ngày. Hoặc có thể phối hợp thêm diệp hạ châu ( cây chó đẻ) 12 gram, cỏ gà 15 gram cùng sắc nước uống.
- Chữa bệnh lỵ: Dùng cây mật gấu tươi giã nát, chế thêm nước đã đun sôi, chắt lấy nước cốt, uống 2-3 lần trong ngày. Hoặc có thể dùng lá cây mật gấu, lá mua mỗi thứ 20 gram sắc lấy nước uống.
- Chữa bí đái: Dùng lá cây mật gấu, xa tiền thảo (cỏ mã đề) mỗi thứ 15- 20 gram sắc lấy nước uống.
- Chữa viêm túi mật cấp tính: Dùng cây mật gấu tươi 40-100 gram hoặc 20 – 50 gram khô, có thể phối hợp thêm mộc thông 20 gram, chi tử (dành dành) 10 gram, nhân trần 8 gram cùng sắc nước uống.
- Trị nhiễm trùng đường hô hấp: Lấy khoảng 9-15g lá khô, sắc với 3 chén nước đến khi còn 1 chén. Lọc bỏ bã, để nguội chia uống 2 lần trong ngày.
Cách sử dụng cây mật gấu
- Sắc nước uống: Cắt lát nhỏ, cho vào nồi đun sôi khoảng 15 phút, uống hàng ngày có tác dụng mát gan, giải độc và giã rượu. Việc sắc cây mật gấu làm nước uống vừa đơn giản lại có nhiều tác dụng vì vậy thiết nghĩ có thể phổ biến thành thức uống hàng ngày hơn nữa lại có lợi cho sức khỏe.
- Ngâm rượu: Sau khi rửa sạch, bạn hãy thái nhỏ, phơi khô và ngâm mật gấu với rượu. Sau 15 ngày, rượu sẽ chuyển màu và màu sẽ đậm dần theo thời gian. Cây mật gấu ngâm rượu có tác dụng điều trị các chứng như rối loạn tiêu hóa, bệnh đường ruột, tê thấp.
Lưu ý: Bạn chỉ nên sử dụng nước sắc của cây khoảng 2 tuần rồi ngưng dùng trong 2-4 tuần sau đó dùng tiếp vì cây mật gấu có chứa chất kháng sinh.
Một số lưu ý khi dùng cây mật gấu
Khi dùng cây mật gấu để điều trị bệnh, bệnh nhân cần lưu ý một số điểm sau:
- Trước khi áp dụng những bài thuốc từ cây mật gấu để điều trị hoặc hỗ trợ điều trị bệnh, người dùng cần hỏi ý kiến của bác sĩ chuyên khoa.
- Người có huyết áp thấp không nên dùng cây mật gấu.
- Dùng cây mật gấu với số lượng lớn có thể gây ra những triệu chứng như hạ huyết áp, táo bón, hạ đường huyết,… Để xử lý tình trạng dùng quá liều, hãy giảm liều dùng hoặc tạm ngưng dùng thuốc. Nếu các triệu chứng trên vẫn chưa biến mất, hãy đến gặp bác sĩ để được giải quyết.
- Trường hợp phụ nữ có thai không được dùng lá mật gấu. Loại dược liệu này có khả năng gây ra sẩy thai rất cao.
- Không nên bỏ thuốc tây khi chưa có sự cho phép của bác sĩ. Các bài thuốc từ cây mật gấu chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh, không thể thay thế thuốc tây đặc trị.
- Trong quá trình dùng các bài thuốc từ cây mật gấu để trị bệnh, người bệnh cần kết hợp với việc ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng thiết yếu, ngủ đủ giấc, duy trì lối sống làm mạnh, rèn luyện sức khỏe hàng ngày, tránh xa chất kích thích,… để bệnh mau chóng được đẩy lùi, sức khỏe phục hồi.
Khi áp dụng dùng các bài thuốc từ cây mật gấu, bệnh nhân cần hỏi ý kiến của bác sĩ. Thông tin trong bài viết này chỉ mang tính chất tham khảo và giới thiệu. Chúng tôi không đưa ra những chỉ định, lời khuyên,… thay thế cho bác sĩ chuyên khoa hoặc chuyên viên y tế.
Hy vọng những thông tin trong bài viết sẽ là những thông tin hữu ích dành cho những ai đã, đang và có ý định sử dụng cây mật gấu làm phương thức chữa bệnh và cải thiện tình trạng sức khỏe một cách đúng đắn và hiệu quả nhất. Mọi thắc mắc các bạn có thể để lại bình luận dưới bài viết này nhé!