Nước muối sinh lý giúp loại bỏ vi khuẩn tại các nốt mụn, kháng viêm giảm sưng tấy làm dịu các nốt mụn đỏ. Vây nên nhiều chị em lựa chọn nước muối sinh lý để chăm sóc da mụn của mình vừa hiệu quả lại tiết kiệm. Tuy nhiên để sử dụng nước muối sinh lý đạt hiệu quả và an toàn cho da thì bạn cũng cần phải tìm hiểu kỹ. Hãy tham khảo bài viết này để biết rõ hơn nhé.
Nội dung
Nước muối sinh lý là gì?
Nước muối sinh lý hay còn được gọi với tên hoá học là Natri Clorid 0,9% được pha chế theo tỷ lệ 1 lít nước cất với 9 gram muối tinh khiết. Là dung dịch đẳng trương có áp suất thẩm thấu xấp xỉ với dịch trong cơ thể người (máu, nước mắt,…).
Mặc dù, thành phần của nước muối sinh lý khá đơn giản, nhưng để tạo ra một sản phẩm đạt chuẩn cần phải đảm bảo rất nhiều yếu tố như: nguyên liệu muối sạch, không lẫn tạp chất.
Nước cất phải bảo đảm được độ tinh khiết, dụng cụ pha chế được tiệt trùng, cũng như nơi thực hiện phải được thực hiện trong môi trường vô trùng, quá trình cân đo đong đếm phải chuẩn nồng độ,…
Nước muối sinh lý có mấy loại?
Nước muối sinh lý được chia làm 2 dạng thường thấy:
Nước muối dạng dịch truyền:
Dùng làm thuốc, được tiêm truyền thẳng vào tĩnh mạch hay còn gọi là truyền nước biển. Đây là loại nước muối sinh lý, được truyền với cơ thể với khối lượng lớn, đây là loại nước muối được bảo chế trong điều kiện vô trùng hết sức nghiêm ngặt.
Nước muối sinh lý dùng để vệ sinh hằng ngày:
Các sản phẩm như nước súc miệng, thuốc mắt, thuốc nhỏ mũi, dung dịch để rửa vết thương…
Lưu ý: nhiều bạn vẫn thường tự pha nước muối để súc miệng hay rửa vết thương, nhưng theo bác sĩ chuyên khoa khuyên rằng không nên tự ý pha nước muối để sử dụng vì muối sinh lý khác với muối sử dụng nấu ăn hằng ngày.
Đối với các làn da nhạy cảm hoặc da bị tổn thương sau khi nặn mụn thì nước muối sinh lý rất thích hợp để rửa mặt, hạn chế sử dụng mỹ phẩm khi da bị tổn thương nhiều nhé.
Có nên rửa mặt bằng nước muối sinh lý trị mụn?
Nước muối sinh lý 0.9 trị mụn có tính sát khuẩn giúp loại bỏ các vi khuẩn tại các nốt mụn. Kháng viêm, giảm sưng tấy và dịu các nốt mụn đỏ mụn sau mỗi lần sử dụng. Giúp cân bằng độ ẩm cho da, làm sạch lỗ chân lông, giữ da sạch sẽ, từ đó hạn chế gây mụn.
Nước muối sinh lý 0,9% không hề gây kích ứng da, kể cả với các làn da nhạy cảm. Do đó, các cô gái đã không ngần ngại lựa chọn đây là phương pháp làm đẹp. Phương pháp vừa hiệu quả, vừa tiết kiệm.
Có lợi nhất là với những ai sở hữu làn da dầu. Sử dụng nước muối sinh lý rửa mặt hàng ngày giúp làm giảm nhờn, làm mờ vết thâm, một cách hiệu quả.
Quy trình rửa mặt bằng nước muối sinh lý
- Bước 1: Rửa mặt với nước sạch và khăn mềm: Sử dụng nước muối sinh lí rửa mặt trước khi đi ngủ, thì chúng ta không cần sử dụng sữa rửa mặt để loại dầu. Các bạn chỉ cần rửa lại bằng nước sạch và khăn mềm thôi.
- Bước 2: Rửa mặt bằng nước muối sinh lý trị mụn: Sử dụng bông tẩy trang để thấm nước muối sinh lý. Thấm một lượng vừa đủ nước muối để làm ướt bông tẩy trang. Lau đều khắp mặt, xoa nhẹ nhàng nhất là vùng mụn và vùng chữa T.
- Bước 3: Rửa mặt lại với nước sạch: Sau ki hoàn thiện bước 2. Chúng ta rửa mặt lại lần nữa bằng nước sạch là được.
Nguyên tắc sử dụng nước muối sinh lý trị mụn
- Không nên dùng nước muối sinh lý thay thế cho sữa rửa mặt. Bởi tính sát khuẩn cao việc thay thế này sẽ khiến làn da bị khô, nhanh lão hóa.
- Nên rửa mặt nước muối sinh lý vào ban đêm để tránh bắt nắng. Nếu phải dùng ban ngày, hãy thoa thêm kem chống nắng khi đi ra ngoài dù thời gian ngắn.
- Khi dùng để dưỡng da, chỉ nên rửa mặt bằng nước muối sinh lý từ 1–2 lần/ tuần.
- Khi áp dụng rửa mặt bằng nước muối sinh lý trị mụn, thì cần kết hợp thêm chế độ ăn uống khoa học, ăn nhiều rau củ quả, trái cây tươi, uống nhiều nước và hạn chế thức khuya để việc điều trị mang lại hiệu quả cao như mong đợi
Những lưu ý khi rửa mặt bằng nước muối sinh lý
Khi sử dụng bất kì một loại sản phẩm hóa học nào lên da đều cần tuân theo một quy tắc nhất định. Việc sử dụng tùy thích có thể sẽ gây nên các loại tác dụng phụ do làn da không thích ứng. Việc rửa mặt bằng nước muối y tế cũng vậy, chị em cần chú ý.
Nhất là đối với những ai sử hữu làn da nhạy cảm. Hãy thử nghiệm trước trên vùng da dưới má, khu vực gần cổ để xem nước muối sinh lý có gây ra phản ứng gì cho da không, sau đó mới dùng để rửa cả gương mặt.