Son môi là thứ không thể thiếu, là vật bất ly thân của các chị em. Tuy nhiên, nếu không biết cách lựa chọn son đúng thì rất có thể bạn sẽ sử dụng phải những thỏi son chứa thành phần chì quá cao. Một vài mẹo nhỏ dưới đây sẽ giúp bạn nhận biết được son mỗi nhiễm chì chỉ trong vài giây cực kỳ đơn giản nhất định bạn phải biết.
Nội dung
Những tác hại của chì trong son môi
Môi là vị trí nhạy trên cơ thể con người bởi nó tập trung nhiều đầu mút thần kinh xúc giác. Khi bạn tô son môi quá lạm dụng và thường xuyên, vô tình tạo ra lớp màn chắn trước môi làm cho nó mất cảm giác ở các đầu mút thần kinh. Lâu ngày, những dây thần kinh đầu môi sẽ mất dần sự tinh nhạy và chai mòn cảm giác.
Có thể gây ra nhiễm độc cấp tính với triệu chứng nôn mửa, tiêu chảy. Lâu dài, người dùng dễ mắc các bệnh về răng lợi, thậm chí nếu sử dụng liên tục lâu ngày thì chì còn ảnh hưởng đến nhiều cơ quan như thần kinh, máu, dạ dày – đường ruột, tim mạch và thận.
Một điều nguy hiểm là bạn sẽ hấp thụ son môi chứa chì vào cơ thể qua việc ăn uống. Khi vào cơ thể, chì không đào thải ra ngoài được mà tích tụ lại gây nhiễm độc. Do đó, việc sử dụng son môi thường xuyên sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến sức khoẻ. Đặc biệt là trẻ em và phụ nữ mang thai. Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ rất nhạy cảm với các hóa chất gây độc như chì và một số kim loại nặng khác có trong son môi. Vì thế, cần cân nhắc khi sử dụng son môi. Để bả0 vệ đôi môi và sức khỏe, chỉ dùng son khi thật cần thiết và hãy nhớ sử dụng son dưỡng trước. Nhớ tẩy trang cẩn thận và dưỡng môi hàng ngày.
Cách nhận biết son môi nhiễm chì đơn giản
Với tiêu chuẩn chọn son của phụ nữ là lên màu đẹp, lâu trôi thì hàm lượng chì du nhập vào cơ thể là không tránh được. Vậy làm sao để nhận biết thỏi son bạn đang cầm trên tay có chì hay không?
Kiểm tra thành phần của son
Chì là một trong những loại hóa chất độc hại nhưng lại thường được sử dụng rất nhiều khi sản xuất son môi. Khi lựa chọn son môi cho mình, bạn nên hạn chế các sản phẩm có chứa thành phần mineral oil (liquit paraffin, white oil, liquit petroleum) mà nên ưu tiên các dòng son từ shea butter hoặc jojoba.
Những thành phần mineral oil có tác dụng thay thế dầu mỏ đem lại hiệu quả rất tốt. Lưu ý đừng quên chọn thêm son có thành phần chống nắng SPF để tránh những tác hại xấu từ môi trường đến làn môi của bạn.
Thử son môi bằng nước
Bạn có thể thử son môi chứa chì hay không bằng nước những cách sau:
- Quẹt son lên mu bàn tay rồi chà sát mạnh nếu son có thể hòa tan được trong nước thì đây là sản phẩm an toàn, rất đáng sử dụng.
- Khi ăn uống, son môi bám xung quanh thành cốc và dùng giấy không thể lau sạch được thì đây là son chứa hàm lượng chì cao.
- Lấy một mẫu son nhỏ, thả vào cốc nước lọc, nếu son nổi lên bề mặt thì sản phẩm này không chứa chì hay rất ít chì. Ngược lại, son chìm xuống đáy cốc chứng tỏ hàm lượng chì khá cao.
Thử chì bằng vàng
Nếu áp dụng cách thoa một chút son lên mu bàn tay của bạn rồi dùng nhẫn vàng chà sát nhẹ nhàng nhiều lần chất son không đổi tức là son môi không chứa chì. Thực tế, bên cạnh thành phần chì thì son môi còn chứa các hóa chất khác như sáp, dầu, chất tạo màu, chất chống nắng,… Những chất này khi tiếp xúc với vàng cũng xuất hiện các vệt đen làm chúng ta nhầm tưởng có chì trong son môi.
Đã có những cuộc thử nghiệm mà các nhà nghiên cứu chà 4 loại kim loại khác nhau (vàng, bạc, đồng, hợp kim thiếc) với thành phần sáp (là thành phần có nhiều trong mỹ phẩm) lên một tờ giấy trắng và kết quả trên giấy cũng xuất hiện những vệt đen. Vì thế, không thể nói tất cả các sản phẩm bị chuyển màu bởi vàng đều chứa chì.
Tuy nhiên, để yên tâm bạn vẫn có thể dùng phương pháp này, nhưng không phải dựa trên việc màu đen xuất hiện sau khi chà xát vàng để kết luận có chì hay không, mà phải dựa vào vệt đen đó sẫm hay nhạt. Nếu chỉ hơi chuyển sang màu sẫm thì lượng chì ít, có thể chấp nhận được. Nhưng nếu vệt son sau khi cọ xát với vàng chuyển sang màu đen, sẫm tức là hàm lượng chì trong son quá cao, sẽ rất có hại cho làn da của bạn. Đây là cách chọn son môi an toàn cho chị em phụ nữ.
Son bị nhiễm chì sẽ lâu trôi hơn bình thường
Những loại son môi không chứa chì thường sẽ nhanh bị trôi sau khi trang điểm. Nhiều khi lớp son sẽ bị mờ đi chỉ sau khoảng 30 phút. Bởi vậy đây cũng là cách đơn giản để nhận biết loại son mà bạn đang sử dụng đã bị nhiễm chì hay không đấy.
Trên đây là một số thông tin mà mình đã chia sẻ về cách nhận biết son môi nhiễm chì nhanh chóng, đơn giản nhất. Hy vọng qua bài viết này các bạn có thể hiểu thêm và lựa chọn được loại son tốt và đảm bảo an toàn. Đồng thời bạn có thể thoa một lớp son dưỡng trước khi thoa son màu lên môi nhé.